Từ Đắk Nông xuống Bình Thuận trộm bò
Ngày 26.2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An vừa ký văn bản yêu cầu rà soát, tạm dừng triển khai các công trình, dự án trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo tinh thần Kết luận số 126 ngày 14.2 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo đó, tỉnh Nghệ An yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện rà soát, tạm dừng việc triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý các đơn vị hành chính cấp huyện, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sau khi có chỉ đạo, Huyện ủy Đô Lương đã tạm đình chỉ dự án xây dựng trụ sở làm việc mới của Huyện ủy và các cơ quan khối dân chính đảng với kinh phí hơn 72 tỉ đồng. UBND H.Con Cuông cũng tạm dừng dự án khu hành chính mới của huyện với tổng vốn hơn 110 tỉ đồng. Dự án Khu trung tâm hành chính Huyện ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể H.Con Cuông được xây dựng trên diện tích hơn 3 ha tại xã Bồng Khê, H.Con Cuông với quy mô 5 tầng, đang trong quá trình san mặt bằng. Theo kế hoạch ban đầu, công trình này sẽ thay thế cho các trụ sở hiện tại nằm sát bên tuyến quốc lộ 7 được quy hoạch thành khu đất dịch vụ và thương mại.Ô tô điện có thể chiếm tới 86% doanh số bán xe mới vào năm 2030
Truyền thông Hồng Kông tiết lộ Thái Trác Nghiên và Thạch Hằng Thông tái hợp cách đây ít lâu. On.cc cho biết sau khi hẹn hò với Á hậu Hồng Kông Lương Siêu Di được khoảng 6 tháng, "hoàng tử mạt chược" cảm thấy mối quan hệ này không thể nghiêm túc. Anh nhận ra Thái Trác Nghiên có tính cách mạnh mẽ, phù hợp với mình hơn nên quyết định chia tay tình trẻ để theo đuổi nữ ca sĩ 8X thêm lần nữa. Kể từ tháng 3 năm ngoái, thiếu gia họ Thạch đã tích cực "cưa cẩm" người đẹp nhóm Twins trong thời gian cô nghỉ ngơi giữa những ngày lưu diễn.Sau nhiều tháng kiên trì, Thạch Hằng Thông đã thành công hàn gắn với Thái Trác Nghiên. Hiện cặp đôi chọn giữ kín mối quan hệ tình cảm hơn xưa, không công khai xuất hiện trước công chúng mà chỉ cùng nhau dự những buổi tụ họp riêng tư với bạn bè thân thiết. Khi nữ ca sĩ 42 tuổi thực hiện những chuyến lưu diễn quốc tế, cô không cho bạn trai đi cùng. Từ tháng 11 năm ngoái, mối quan hệ của cả hai làm dấy lên nhiều suy đoán khi Ah Sa dự một sự kiện với tư cách đại sứ thương hiệu còn bạn trai thiếu gia thì ở hậu trường và cả hai tương tác tự nhiên.Hiện Thái Trác Nghiên tận hưởng khoảng thời gian riêng tư bên bạn trai và chưa tính đến chuyện kết hôn. Mới đây, khi được hỏi chuyện tình cảm trong sự kiện quảng bá phim mới, ngôi sao 42 tuổi cho biết cô không muốn chia sẻ nhiều vì hơi phức tạp. Nữ ca sĩ - diễn viên Hồng Kông nói thêm rằng cô sẵn sàng tiết lộ tin vui khi đến thời điểm thích hợp. Thái Trác Nghiên hẹn hò Thạch Hằng Thông từ năm 2017. Người yêu của sao phim Thiên cơ biến được truyền thông xứ Cảng thơm gọi với danh xưng "hoàng tử mạt chược". Gia đình anh kinh doanh sòng bài, bất động sản, dịch vụ…, sở hữu khối tài sản ước tính hàng chục tỉ HKD. Tháng 8.2023, truyền thông đưa tin cặp đôi đã chia tay vì thiếu gia họ Thạch phản bội. Á hậu Hồng Kông 2022 - Lương Siêu Di được cho là "kẻ thứ ba" xen vào mối tình 6 năm của cặp đôi nổi tiếng này song cô giữ im lặng, từ chối trả lời phỏng vấn. Ít lâu sau đó, Thái Trác Nghiên xác nhận chuyện chia tay Thạch Hằng Thông. Tuy nhiên, người đẹp khẳng định họ kết thúc không phải vì có "kẻ thứ ba". Nữ ca sĩ từng chia sẻ: "Theo những gì tôi biết, anh ấy không có đối tượng nào khác kể từ khi chúng tôi chia tay. Tôi cảm thấy tiếc cho anh ấy, anh ấy đang bị vu khống và chưa làm rõ những tin đồn. Chúng tôi vẫn là bạn rất tốt và thường xuyên ăn tối cùng nhau".Nữ nghệ sĩ 8X cũng từng tránh né câu hỏi về khả năng quay lại với Thạch Hằng Thông. Cô bộc bạch: "Tôi đang gác chuyện tình cảm sang một bên. Tôi không có thời gian để nghĩ về điều đó lúc này nhưng tôi đang tận hưởng cuộc sống. Tôi luôn có nhiều người theo đuổi nhưng bản thân lại rất kén chọn và không có thời gian để quan tâm".Thái Trác Nghiên (Ah Sa) sinh năm 1982 tại Canada, sau đó cùng gia đình chuyển về Hồng Kông. Cô từng là cái tên nổi đình nổi đám tại làng nhạc xứ Cảng thơm nhờ hoạt động trong nhóm Twins cùng với Chung Hân Đồng. Bên cạnh những thành công vang dội trên sân khấu âm nhạc, người đẹp còn lấn sân sang diễn xuất và được yêu thích qua các bộ phim: Thiên cơ biến, Tân câu chuyện cảnh sát, Thanh xà bạch xà, Phong vân II, Phỉ thúy minh châu… Năm 2023, cô gây chú ý khi tham gia phim Ngón tay vàng đóng cùng Lưu Đức Hoa - Lương Triều Vỹ. Dịp Tết Nguyên đán, người đẹp tái xuất màn ảnh với My Best Bet.Về đời tư, Thái Trác Nghiên từng có cuộc hôn nhân kín tiếng với nghệ sĩ Trịnh Trung Cơ nhưng đã chia tay hồi 2010.
Những tấm lòng vàng 6.9.2022
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.
Lễ trao giải sẽ diễn ra tại sân khấu chính của sự kiện, được đặt tại sân vận động Hoa Lư với tổng giá trị giải thưởng gần 1 tỉ đồng. Trước đó, ngày 17.1, Hiệp hội Marathon quốc tế (AIMS) đã chính thức cấp chứng nhận đạt chuẩn cho cả 4 cự ly VnExpress Marathon Ho Chi Minh City Midnight 2023. Với chứng nhận này, các VĐV chạy đêm có thể dùng kết quả làm một phần tiêu chí xét duyệt các giải marathon danh giá nhất thế giới như Chicago Marathon, Boston Marathon, Tokyo Marathon hay London Marathon...
Chiếc Apple Watch đắt nhất vào danh sách 'lỗi thời'
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.